Thursday, August 12, 2010

Cầu Cần Thơ


Cầu Cần Thơ

2329.jpg image by anhchangcuanhungcogai_dep
Cầu Cần Thơ dài nhất Đông Nam Á(2.7 Km)

Cầu Cần Thơ đã nên hình nên dạng (ảnh chụp chiều 23-3) - Ảnh: Phương Nguyên
Cầu dây văng Cần Thơ sáng 24/4 trong buổi lễ khánh thành. Ảnh: Gia Bảo
Sáng 24/4, hàng nghìn người dân đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có cả những người sống ở cực Nam Tổ Quốc, đã lặn lội đến Cần Thơ để chứng kiến giây phút khánh thành, thông cầu và bước những bước đầu tiên trên cầu dây văng.
Ông Lê Văn Kim ở ấp Văn Muộn, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau, đứng trên cầu lúc bắt đầu thông xe.
Cầu được thông xe trước sự chứng kiến của đông đảo dân chúng.
Đường tránh dưới chân cầu.
Vẻ đẹp cầu Cần Thơ nhìn từ nhiều góc độ.
Cầu Cần Thơ về đêm.
Trạm thu phí cầu Cần Thơ được điều hành bằng máy vi tính.
Hệ thống chiếu sáng lên cầu Cần Thơ.
Đường dẫn lên cầu.
Trụ chính phía bên bờ Vĩnh Long.
Trạm thu phí xe ở bờ Cần Thơ.
Toàn cảnh cầu Cần Thơ. Dài 15 km nối Vĩnh Long và Cần Thơ, cầu Cần Thơ đang được công nhân gấp rút hoàn tất những công đoạn cuối cùng để kịp thông xe vào ngày 24/4/2010.

Từ trên xuống: (1)Toàn cảnh cầu nhìn từ phía bờ Cần Thơ. (2)Dầm thép cuối cùng khi chuẩn bị được lắp đặt vào nhịp giữa. Sáng nay 12/10 cầu Cần Thơ dài 2,75 km bắc qua sông Hậu đã được nối liền (3)Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á trước giờ nối nhịp. (4)Hai trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,8 m, nhịp dây văng có chiều dài 550 m. (5)Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải siết bu lông tại đốt dầm hộp thép số 10, công bố nối liền cầu Cần Thơ. (6)Cầu chính bắc qua sông Hậu dài 2,75 km đã được nối liền, cây cầu nhìn từ phía bờ Cần Thơ. (7)Hai trụ tháp có biểu tượng hình chữ Y ngược. (8)Những chiếc phà qua sông Hậu sẽ hết sứ mệnh khi cầu Cần Thơ hoàn thành. Khoảnh khắc nối nhịp cây cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á Toàn cảnh cây cầu dây văng có nhịp chính lớn nhất Đông Nam Á.Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơtỉnh Vĩnh Long, khi hoàn thành cây cầu này sẽ là cầu dây văngnhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á

Đặc điểm

Cầu Cần Thơ – công trình lớn nhất trên Quốc lộ 1, được khởi công xây dựng ngày 25/09/2004 và dự kiến hoàn thành vào ngày 14/12/2008,tuy nhiên sau sự kiện 26/09/07,công trình được gia hạn đến 31/03/2010.

Vị trí của dự án

Toàn tuyến dự án dài 15,85 km với điểm khởi đầu tại Km 2061 trên Quốc lộ 1 thuộc huyệnBình Minh tỉnh Vĩnh Long, đi tránh Quốc lộ 1 và thành phố Cần Thơ, vượt qua sông Hậu ở cáchbến phà hiện hữu về phía hạ lưu 3,2 km, nối trở lại Quốc lộ 1 tại Km 2077 thuộc quận Cái Răng,Cần Thơ.

Quy mô của dự án

Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam(khoảng 15%).

Dự án được chia thành 3 gói thầu:

Khổ cầu rộng 23,1m trong đó có bốn làn xe, mỗi làn 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m. Tốc độ thiết kế 80 km/giờ, qua các khu dân cư 60km/g. Tiêu chuẩn thiết kế cầu theo quy trình AASHTO LRFD.

Một số đặc trưng của cầu Cần Thơ

Một chân cầu Cần Thơ đang được thi công
Một chân cầu khác

Nói chung cầu Cần Thơ cũng có những đặc trưng phổ biến của loại cầu dây văng, ở đây chúng tôi chỉ nêu môt số đặc điểm riêng của cầu:

  • Về móng trụ tháp: là loại cọc khoan nhồi có đường kính 2,50 m nhưng có chiều dài vào loại dài nhất được thi công ở nước ta: 94 m và mỗi cọc có 45 tấn thép với cốt thép chủ đường kính 38 mm và gần 500 bê tông mác 30 Mpa. Trụ bờ Bắc có 30 cọc và trụ bờ Nam có 36 cọc. Máy khoan cọc nhồi làm việc theo nguyên tắc tuần hoàn ngược liên tục dùng dung dịch bentonite có pha polymer khoảng 5%. Ở trụ bờ Bắc thi công trên bờ nên dùng ống thép đường kính 2,60 m dầy 22 mm và dài 12 m làm ống vách tạm thời (khoan nhồi xong rút lên). Ở trụ bờ Nam thi công dưới nước có độ sâu 20 m nên phải dùng ống vách chiều dài 42 m cố định (khoan nhồi xong để lại không rút lên). Chân cọc sau khi đổ bê tông được bơm vữa xi măng bằng bơm áp lực cao để tăng cường sức chịu tải của cọc.
  • Bệ trụ tháp bờ Bắc thi công trên cạn nên làm hố móng và lắp khuôn đúc đổ bê tông thông thường. Riêng bệ trụ tháp bờ Nam thi công dưới nước nên mặt đáy và vòng vây xung quanh được đúc sẵn trên bờ và lắp ghép trên đâu cọc thành ván khuôn liền với bệ trụ. Vòng vây xung quanh có chiều sâu ngập trong nước dưới cao trình mặt đáy bệ để che chắn bảo vệ đầu cọc. Đây là phương pháp rất hay vừa tiết kiệm chi phí khuôn đúc, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công. Nhưng phải đảm bảo việc định vị các cọc hết sức chính xác trong quá trình thi công khoan nhồi (đặc biệt là thi công dưới nước dòng chảy mạnh và mực nước lên xuống do ảnh hưởng của thủy triều), nếu không chính xác các tấm đáy không lắp ghép được và khó mà bịt kín đáy để thi công cốt thép trong môi trường khô ráo. Cốt thép thi công bệ trụ có đường kính lớn nhất tới 52 mm và nối dối đầu bằng đầu nối có ren, thí nghiệm kiểm chứng cho thấy khi kéo phá hoại cốt thép đứt ở thân chứ không đứt ở mối nối.
  • Về trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,80 m và tính từ mặt cầu là 134,70 m. Trụ có hình chữ Y ngược và hai chân khép vào để thu hẹp diện tích bệ trụ, hình dạng này rất đẹp và thanh thoát, không như hình chữ H xoạc cẳng, trụ có biểu tượng như hai bàn tay chắp lại vái lên trời với tâm linh của người Á Đông.
  • Kết cấu phần trên: Nhịp dây văng có chiều dài 550 m giữa hai trụ tháp, có tĩnh không thông thuyền cao 39 m (với chiều rộng tương ứng 200 m) đảm bảo cho tầu 10.000 DWT qua lại thường xuyên.
  • Kết cấu mặt cầu là dầm hộp bê tông cốt thép đúc tại chỗ mác 50 Mpa, mặt cắt ngang là hình thang ngược gồm 4 khoang, đáy ở trên có chiều rộng 26,0 m và chiều cao là 2,70 m. Vì chiều dài nhịp 550 m là khá dài đối với cầu dây văng, nên để giảm bớt tải trọng của nhịp chính, đoạn giữa của cầu 210 m được kết cấu bằng dầm hộp thép chế tạo sẵn và lắp ghép với dầm bê tông cốt thép đã được đúc tại chỗ. Chính ở chỗ mối nối giữa dầm bê tông cốt thép và dầm thép phải thiết kế đặc biệt theo mô hình phần tử hữu hạn (FEM) để chuyển tiếp ứng suất giữa hai loại vật liệu có độ cứng và đàn hồi khác nhau
  • Hệ dây văng khác với phương pháp truyền thống là các sợi thép bện thành tao rồi kéo và neo tùng tao trước khi cố định cả bó cáp dây văng. Ở đây toàn bộ bó cáp dây văng được chế tạo sẵn trong nhà máy rồi căng kéo và neo trên công trường chứ không phải kéo từng tao. Tất nhiên thiết bị và công nghệ căng kéo là mới và được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam.
Vốn và chủ xây dựng

Cầu xây dựng dựa vào nguồn vốn vay ODA Nhật Bản, tổng mức đầu tư khoảng 4.832 tỷ VNĐ tỷ giá năm 2004 (khoảng 37 tỷ yen Nhật). NIPPON KOEI – CHODAI và nhà thầu chính là liên danh TAISEI – KAJIMA – NIPPON STEEL. Chủ đầu tư là Bộ Giao thông vận tải (Bộ trưởng đương nhiệm là Hồ Nghĩa Dũng), đại diện chủ đầu tư quản lý dự án là Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Tổng Giám đốc đương nhiệm là Dương Tấn Minh), Tư vấn giám sát quốc tế Liên danh Nippon Koei - ChoDai, Nhà thầu chính Liên danh Taisei - Kajima - Nippon Steel (nhà thầu TKN), Nhà thầu phụ VSL (Thụy Sỹ).

Tin tức cập nhật

  • Ngày 26/10/2007 sau 3 năm lẻ 1 tháng xây dựng, trụ tháp cầu đã cao gần 160 m. Hiện tại công việc thi công tạm đình chỉ do vụ sập nhịp dẫn vào tháng 9 vừa rồi dự kiến khoảng 2 tháng sau tức tháng 12 công việc sẽ được tiếp tục hoàn thành 4,8 m còn lại của trụ tháp.
  • Tháng 3/2008 công việc thi công được phép tiến hành trở lại.
  • Ngày 19/04/2008 trụ tháp phía bờ Vĩnh Long đã được hoàn chỉnh ở độ cao 164,80 m.
  • Ngày 24/04/2008 trụ tháp phía bờ Nam Cần Thơ cũng đã hoàn tất phần đỉnh tháp. Như vậy là hai trụ tháp của cầu đã được hoàn tất.
  • Cuối tháng 06/2008 Bộ GTVT sẽ đưa ra kết luận chính thức về vụ 26/09/2007,và sẽ cho phép thi công lại nhịp p14,p15 và phần dây văng,Sớm đưa công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.
  • Ngày 25/08/2008 Nhà thầu TKN đã chính thức khởi động lại công trình sau 9 tháng trì hõa bằng việc thi công lại trụ tạm các nhịp p 14, p 15
  • Ngày 01/09/2008 Việc thi công lại hai trụ P 14, và P 15 được khời công lại.
  • Tháng 01/2009 Khỏang cách còn lại của 2 nhịp cầu là 350m
  • Tháng 04/2009 Hợp long nhịp biên bờ Nam
  • Tháng 06/2009 Đốt dầm thép đầu tiên được lắp lên tại tháp Nam.
  • Cầu nối với quốc lộ IA thuộc địa phận huyện Bình Minh và tại km 2077 (phía Cần Thơ). Theo ước tính, so với đi bằng phà, mỗi chuyến xe ô tô qua cầu Cần Thơ sẽ tiết kiệm chi phí vận hành trên 20.000 đồng, giảm mất mát giá trị hàng hoá mỗi xe ô tô trên 12.000 đồng, rút ngắn thời gian so với đi phà là 32 phút.10h30 ngày 12/10/2009 Hợp Long cầu Cần Thơ. Theo tính toán của các nhà thầu thi công Nhật Bản, cầu Cần Thơ sẽ được hoàn thành chậm nhất vào ngày 31/3/2010, trễ hơn kế hoạch ban đầu 1 năm 3 tháng. Hiện nay, gói thầu số 1 làm đường dẫn bên bờ huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long do các nhà thầu Việt Nam đảm nhận đã hoàn thành hơn 70% khối lượng công việc; gói thầu số 3 làm đường dẫn phía bờ TP. Cần Thơ do các nhà thầu Trung Quốc thi công cũng đã hoàn thành gần 50%. Còn gói thầu chính số 2 do các nhà thầu Nhật Bản trực tiếp thi công là cầu chính vượt sông Hậu đã hoàn thành gần 70% khối lượng công trình.Lúc 9 giờ sáng nay 3/10, dầm thép cuối cùng đã được lắp đặt để nối liền cầu Cần Thơ, bắc qua sông Hậu, từ bên này bờ Vĩnh Long sang bên kia bờ Cần Thơ. Lễ hợp long chính thức dự kiến tổ chức vào ngày 15/10.

    Cầu Cần Thơ chỉ còn 4m dầm cuối cùng nối liền 2 bờ nam bắc.

    Từ lúc 5h30 ngày 3/10, tàu Falcon 36 của Công ty Vận tải Sông biển đã xác định 4 vị trí neo của sà lan chở dầm cầu, để tàu Falcon 21 và tàu Biển Đông điều chỉnh đốt dầm cầu. Sau đó Công ty TNHH Nippon Steel dùng thiết bị nâng đốt dầm cầu vào đúng vị trí nối liền cầu Cần Thơ như dự định.

    Cầu Cần Thơ có tổng chiều dài 15,85km, trong đó xây dựng cầu Cần Thơ chính dài 2.750m (rộng 23,1m), phần còn lại là đường dẫn vào cầu phía Vĩnh Long và Cần Thơ.

    Hiện tại gói thầu số 1 (đường dẫn phía Vĩnh Long) và gói thầu số 2 (xây dựng cầu chính cầu Cần Thơ) vẫn đảm bảo tiến độ thi công. Trong khi đó gói thầu số 3 (đường dẫn phía bờ Cần Thơ) tiến độ rất chậm so với kế hoạch…

    Cầu Cần Thơ - cây cầu cuối cùng trên con đường xuyên Việt từ bắc đến nam, khởi công ngày 25/9/2004 và dự kiến hoàn thành vào ngày 14/12/2008. Tuy nhiên sau sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn ngày 26/9/2007, công trình này đã phải kéo dài thời gian thi công, dự kiến đến 31/3/2010 mới hoàn thành.Ông Ariyoshi Makimoto, đại diện nhà thầu TNK (Nhật Bản), đơn vị xây dựng cầu chính Cần Thơ cho biết, đến thời điểm này công trình cầu chính Cần Thơ đã hoàn thành 99% khối lượng và sẽ bàn giao để đưa công trình vào sử dụng vào cuối tháng 3/2010 như kế hoạch đề ra. Hiện đường dẫn phía tỉnh Vĩnh Long dài 5,41 km đã hoàn thành

    Đường dẫn phía Cần Thơ dài 7,69 km đã hoàn thành gần 90% khối lượng. Do sự cố sập nhịp dẫn tại vị trí các trụ từ T13 đến T 15 hồi tháng 9/2007 nên công trình bị gián đoạn đến tháng 7/2008 mới thi công trở lại.Cuối tháng 3/2010, sẽ đưa vào sử dụng cầu Cần Thơ

    Qua sông không còn phải lụy phà

    TTXuân - Đến nay, cầu Mỹ Thuận, Rạch Miễu đã thay những chuyến phà đưa khách về các tỉnh miền Tây. Sắp tới sẽ có thêm nhiều chiếc cầu mới giúp người dân qua sông không còn lụy phà.

Mô hình cầu Mỹ Lợi

Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, đến cuối tháng 3-2010 sẽ thông xe cầu Cần Thơ - chiếc cầu dây văng dài nhất Đông Nam Á nối tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ. Như vậy, còn vài tháng nữa mọi người đi và về các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn lo cảnh kẹt phà Cần Thơ.

Chúng tôi đến công trình xây dựng cầu Hàm Luông nối TP Bến Tre và huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre), nơi đang có khoảng 300 kỹ sư và công nhân xây cầu. Sau gần hai năm rưỡi thi công, đến ngày 22-11-2009 cầu Hàm Luông dài 1.277,2m và rộng 16m đã làm lễ hợp long nối đôi bờ sông Hàm Luông. Theo Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải), các đơn vị thi công đang phấn đấu thông xe cầu Hàm Luông trước Tết Nguyên đán 2010. Và như vậy tết này người dân không còn sợ cảnh kẹt phà và chờ phà Hàm Luông.

Trong khi đó, Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long cho biết kế hoạch trước tết âm lịch 2010 tỉnh sẽ thông xe cầu Trà Ôn thay phà Trà Ôn. Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, kế hoạch đến năm 2011 sẽ hoàn thành xây dựng cầu Đầm Cùng trên tuyến quốc lộ 1 từ Cà Mau về Năm Căn. Ban quản lý dự án 7 còn cho biết đang xúc tiến dự án xây dựng cầu Mỹ Lợi trên quốc lộ 50 thay phà Mỹ Lợi và dự kiến cuối quý 2-2010 sẽ khởi công với tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỉ đồng.

Tiếp nối cầu Hàm Luông, trong tương lai người dân tỉnh Trà Vinh sẽ đi TP.HCM nhanh hơn nữa khi xây dựng cầu Cổ Chiên (nối tỉnh Bến Tre và Trà Vinh) thay phà Cổ Chiên. Như vậy, khi có cầu Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre mới thật sự không còn là một “ốc đảo” vì cầu và đường nối liền Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.

Cầu Vàm Cống (An Giang - Đồng Tháp) sẽ được xây dựng có quy mô lớn như cầu Cần Thơ, còn cầu Cao Lãnh sẽ được xây dựng có quy mô lớn như cầu Mỹ Thuận. Khi có những chiếc cầu này, người dân sẽ không còn nỗi nhọc nhằn chờ phà Vàm Cống và phà Cao Lãnh. Một cán bộ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết Chính phủ Úc đã đồng ý viện trợ hơn 10 triệu USD để thiết kế kỹ thuật cầu Cao Lãnh và sau khi có kết quả về thiết kế kỹ thuật, Chính phủ Úc sẽ xem xét viện trợ công trình này.

Trong khi đó, các đơn vị chức năng đang lập dự án hỗ trợ kỹ thuật dự án xây dựng cầu Vàm Cống bằng nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đồng thời các cơ quan thẩm quyền cũng đang xem xét vay vốn ODA của Hàn Quốc.

Hai chiếc cầu trên sẽ kết nối với đường cao tốc Lộ Tẻ (Cần Thơ) - Rạch Sỏi (Kiên Giang) sẽ được xây dựng và liên kết với dự án đường hành lang ven biển phía nam từ Năm Căn (Cà Mau) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, đến năm 2015 các tỉnh miền Tây sẽ có cầu Cao Lãnh và Vàm Cống. Khi đó các cầu này kết nối với đường Hồ Chí Minh thì lưu thông TP.HCM - miền Tây sẽ rút ngắn được 70km. NGỌC ẨN

Dưới đây là hình ảnh 10 trong số những cây cầu đẹp nhất thế giới.

Cây cầu bắc qua biển Đông của Trung Quốc, còn được gọi là cầu Đông Hải, được hoàn thành vào tháng 5/2005. Dài 30,5 km, đó là một trong những cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, nối Thượng Hải với cảng Yangshan.

Lake Pontchartrain Causewayhttp://www.travelooce.com/pics/Lake_Pontchartrain_Causeway_Bridge.jpgCầu Bảy Dặm ở Florida, Mỹ, chạy giữa vịnh Mexico và eo biển Florida, dài khoảng 11 km. Cứ đến tháng 4, cây cầu lại được đóng vài tiếng để tổ chức cuộc thi chạy "fun run", nhằm kỷ niệm dự án xây dựng công trình.

Nếu bạn sợ độ cao, bạn không nên đi qua cây cầu Millau. Công trình này băng qua thung lũng Tarn, gần Millau ở miền nam nước Pháp, có các cột chống cao tới 342 m. Đó được coi là cây cầu cao nhất thế giới.

Cầu không chỉ dành cho những phương tiện đường bộ. Các con tàu ở Đức sử dụng cây cầu nước Madgeburg khổng lồ để đi lại giữa Elbe-Havel và kênh Mittelland. Cây cầu dài khoảng 1 cây số này được mở vào năm 2003, mất 6 năm để xây dựng và tốn tới 500 triệu euro.

Cầu Phong Vũ Chengyang là một trong những cây cầu có mái nổi tiếng nhất ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Được xây dựng vào năm 1916, chủ yếu từ gỗ và đá, cây cầu dài 65m và bắc qua sông Linxi.

Cầu Coronado ở San Diego, Mỹ, là một trong số ít cây cầu nổi tiếng nhờ một chương trình truyền hình. Dài 3,2 km, nối các thành phố Coronado và San Diego, đi vào hoạt động từ năm 1969, và cuối cùng trở thành tâm điểm trong chương trình "Simon & Simon" nổi tiếng vào những năm 1980.

Cầu Vịnh Hàng Châu nối Thượng Hải với Ninh Ba, thuộc tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Dài 35,4 km và mở cửa vào 1/5/2008, đây là cây cầu dài nhất thế giới, vượt cầu Đông Hải khoảng vài km.

Cầu Lupu ở Thượng Hải, Trung Quốc, là cây cầu cong dài nhất thế giới, khoảng 3,2 km. Khi khai trương vào năm 2003, nó đã đánh bại công trình kỷ lục trước đó là cầu Sông Gorge ở Fayetteville, West Virginia, Mỹ.

Cầu Khaiju là một trong những cây cầu nổi tiếng nhất ở Iran. Vua Abbas II đã xây dựng nó trên nền một cây cầu cũ vào năm 1650. Nó có 23 mái vòm và dài khoảng 105 m, rộng 14 m.

Cầu Thiên Niên Kỷ Gateshead là cây cầu nghiêng chỉ dành cho người đi bộ và đi xe đạp, bắc qua sông Tyne ở Anh. Bằng sức nước, cầu có thể quay ngang cho tàu thuyền đi qua.

Sunday, August 8, 2010

Chùa Ông

Chùa Ông


Chùa Ông, tên gốc tiếng Hán là Quảng Triệu Hội Quán (theo đại tự ghi ở tiền điện), sở dĩ có tên gọi như trên là do nguồn gốc chùa vốn là hội quán của một nhóm người Hoa thuộc hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh (Quảng Đông, Trung Quốc) theo dòng di dân người Hoa sang lưu trú ở đất Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa) vào thế kỉ XVII – XVIII.


Chùa thờ Quan Thánh Đế quân (tức Quan Công) ở chính điện nên nhân dân địa phương quen gọi một cách dân dã là Chùa Ông. Ngoài ra, một số người còn gọi di tích tôn giáo này là Chùa Bà vì ngoài việc thờ các vị nam thần, nơi đây còn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Phật Bà Quan Âm, đây cũng là một đặc điểm riêng trong tín ngưỡng thờ cúng của ngườI Hoa – chùa Hoa. Cũng như một số ngôi chùa của ngườI Hoa khác, Chùa Ông không nằm biệt lập mà gần gũi hài hòa trong khu dân cư đông đúc, ngay giữa trung tâm thành phố Cần Thơ, cạnh Bến Ninh Kiều.

Lịch sử hình thành & kiến trúc :

Ngôi chùa được xây dựng vào năm Quang Tự thứ 20 (1894) và tồn tại cho đến ngày nay với kiến trúc hầu như còn nguyên vẹn từ hình dáng bên ngoài đến trạm trổ nội điện. Khác với một số chùa Hoa khác, chùa Ông ở Cần Thơ không có bia ký ghi tên những người khởi công xây dựng, niên đại hình thành, nhưng ở các mảng chạm khắc gỗ, đôi liễn bình phong, lư hương đều có ghi rõ tên tác giả, người ủng hộ và năm thực hiện.

Cả lịch sử hình thành và kiến trúc của chùa Ông đều cho thấy chùa được xây dựng qua ba thờI kỳ với ba kiểu kiến trúc tượng trưng ứng với từng bộ phận của chùa là Chánh Điện (do La Ích Xe khởi công xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX), Nhà Khách (do con trai của La Ích Xe là La Thành Cơ xây dựng vào cuối thế kỷ XIX) và Nhà Khói (tức khu nhà bếp của chùa, do Hương quan Dương Lập Cang xây dựng vào năm 1931). Tuy lịch sử dựng chùa kéo dài qua ba thời kỳ với ba kiểu kiến trúc ít nhiều khác nhau nhưng lại rất hài hòa với nhau tạo thành quần thể kiến trúc Chùa Ông độc đáo.

Hầu hết vật liệu để cấu thành các chi tiết kiến trúc đều được đưa từ Quảng Đông sang như cột gỗ, đá làm trụ chân cột, liễn đối, kèo, đòn tay, chuông đồng, lư hương và đều có ghi niên đại 1896 do các nhà hảo tâm đóng góp. Riêng các bao lam ở bàn thờ Quan Công thì được làm tại đường Thủy Binh (đường Đồng Khánh, quận 5, Chợ Lớn, thành phố Hồ Chí Minh). Bệ thờ, tượng Quan Âm, ba bàn hương án trước bàn thờ Quan Thánh thì xây dựng vào năm 1974 bằng đá mài.

Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng theo hình chữ Quốc với các dãy nhà khép kín vuông góc với nhau, ở giữa chùa một khoảng không gian trống gọi là sân thiên tỉnh (giống trời). Một khác biệt so với chùa Việt, Khmer là chùa Ông không có cảnh quan bao bọc chung quanh, quy mô nhỏ bé, đơn giản, các cột tô đá rửa, nối với nhau bằng những song sắt. Trên hai cột chính là một cột lận bằng sành sứ nhiều màu, ở các cột khác là các hình nhân và cá hóa long.

- Tiền điện: bên trái thờ Mã Tiền tướng quân và bên phải thờ Phúc Đức Chính Thần.

- Sân thiên tỉnh: đây là một đặc điểm của các chùa Hoa với mái lợp âm dương, gờ mái bằng men xanh thẫm, bộ vì kèo làm theo kiểu chồng rường gối mộng lên nhau qua những con bọ được chạm khắc tinh vi, chung quanh mái được thiết kế di động để điều chỉnh ánh sáng thiên nhiên. Trong sân đặt hai bộ bát bửu, chậu kiểng, bàn hương án. Trên vòm mái treo một báo ghi môn và bảng đại tự "Hiệp lực đồng" các tượng Quan Công, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Phật Bà được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, gỗ, thạch cao, nét mặt, dáng điệu đều theo một quy ước.

Nổi bật nhất trong nghệ thuật điêu khắc ở chùa Ông có lẽ là phù điêu, chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong trang trí. Phù điêu hiện diện khắp nơi từ các bao lam, hoành phi, liễn đối, xà ngang, bằng nghệ thuật chạm nổi với nội dung vô cùng phong phú được rút ra từ các huyền thoại, lịch sử Trung Quốc : Tam quốc chí, Ngũ hổ Bình Tây, Bát Tiên, Đông Chu Liệt Quốc, Thủy Cung hoặc thể hiện ở kỹ thuật chạm chìm những đề tài quy ước mai, lan, cúc, trúc, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa tiên, chim phụng...

Tín ngưỡng thờ cúng và lễ hội :

Quan Công là vị thần được thờ chính trong chùa Ông là biểu tượng cho nhân nghĩa lễ trí tín, cho lòng danh dự, dũng cảm trung thành của người Hoa. Ngoài ra, ở đây còn thờ một số vị thần khác :

- Thiên Hậu Thánh Mẫu: Vị thần hỗ trợ cho những di dân Trung Hoa trên biển cả.

- Phật Bà Quan Âm: vị nữ thần cứu khổ cứu nạn, ban phát con cái.

- Ông Bổn: Vị thần cai quản một khu vực đất đai, ban phát của cải, mang lại sụ phồn vinh, hạnh phúc.

Không kể các ngày lễ hội thường kỳ hàng năm qui tụ đông đảo nhân dân, hầu như ngày nào cũng có người đến viếng chùa. Chùa Ông có những ngày lễ sau:

- "Ngày vía" tức là ngày sinh của các vị thần được thờ: Quan Công (13 tháng Giêng âm lịch), Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch), Ông Bổn (2 tháng 2 âm lịch ). Vào những ngày này người ta sắm sửa lễ vật đến cúng chùa tùy theo tính chất và tập tục của các thần mà lễ vật khác nhau : Quan Công (cúng chay, hoa quả hương đèn), Bà Thiên Hậu (cúng heo quay sơn đỏ), Ông Bổn, thần tài (cúng heo sống).

- Ngày tết là một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo quan trọng, là lễ hội lớn nhất trong năm. Tùy theo điều kiện kinh tế mà trong những ngày này đồng bào Hoa mang đến chùa heo quay, heo sống, gà vịt, bánh trái, nhang đèn... Họ sửa sang trang hoàng lại chùa, tắm gội và ăn mặc thật đẹp đẽ cùng nhau đốt cho các vị thần những nén hương với tất cả sự trong sạch và tinh khiết của thể xác và tâm hồn. Thỉnh thoảng có những năm Ban quản trị còn tổ chức sinh hoạt lễ hội dân gian truyền thống như múa lân, rồng, sư tử, thi đấu võ thuật, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Quảng Triều.

Nhìn về mặt tôn giáo, tín ngưỡng của chùa Ông cũng như một số chùa Hoa khác có thể thấy một đặc điểm đáng lưu ý là phần tín ngưỡng có vẻ nổi bật hơn tôn giáo.

Chùa Ông là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia được Bộ Văn hóa xếp hạng năm 1993.

Chùa Ông

Địa chỉ : số 32 Hai Bà Trưng, P.Tân An, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ

Điện thoại: (071) 3823 862